Con gái học ngành điện: Đêm giao thừa bạn bè rủ nhau đi xem bắn pháo hoa còn mình phải đi xem tiếng phóng điện

Tôi không biết sao ngày ấy lại chọn vào nghề này nữa không biết, giữa ĐHSP và lớp con em trong nghề. Bố tôi bảo "tùy con,đầu vào còn phải đầu ra chứ không phải nhìn vào cái mác đại học " Nhiều người bảo tôi dại, khi bỏ đại học ,không thích cầm phấn mà lại cầm búa. Nhưng để có một suất đi học của lớp này không phải là dễ, tôi có thể dễ dàng xin được việc ngay khi ra trường, nên tôi vào nghề này không phải do yêu thích mà giống như con người ta thử bước vào con đường mới vậy.

Con gái học ngành điện: Đêm giao thừa bạn bè rủ nhau đi xem bắn pháo hoa còn mình phải đi xem tiếng phóng điện

Ngày 1-8 -2010 tôi nhận quyết định ra Phú Thọ làm việc, trong khi chỉ đúng một tuần lễ nữa tôi tròn 22 tuổi. Mẹ ôm tôi vào long và xót xa ”con chịu khó, bố mẹ sẽ cố gắng chuyển con về sớm” Tôi vẫn cười toe, chào mọi người, trong đầu cô bé út như tôi vẫn là cuộc sống màu hồng.
Cuộc sống nơi đất khách quê người không đơn giản như ta nghĩ , không dễ dàng gì trong cách sống và giọng nói, nhưng điều làm tôi đau khổ nhất là sợ nghề nếu không múôn nói là ghét. Nói ra thì thấy tức cười nhưng đó là sự thật...Mọi thứ khác hẳn với lý thuyết, thực tế vẫn là thực tế. Lần đầu tiên nghe tiếng đóng MC tôi đã giật bắn người, một lúc sau mới định hình được.Tôi không thể tưởng tượng nỗi có tiếng mạnh nào lại gần bằng tiếng bom nổ như vậy. Nỗi sợ như tăng lên khi tôi nhìn thấy mấy bác lớn tuổi bị cháy tóc , mất một tai hay là bàn tay không đủ năm ngón khi cầm nước uống. Tôi thầm thì hỏi người quen thì được biết họ bị HQĐ điện phóng khi thao tác. Trời đất như sụp đổ trước cô bé như tôi. Xung quanh tôi như bao trùm sương mù của nỗi sợ hãi.
Cuộc sống càng nạng nề hơn , khi tôi lại bị đẩy đi xa hơn với lý do rất đơn giản ”đằng nào cũng xa rồi”. Ừ thì đi xa cho người ở đây họ về gần nhà thì cũng xem như làm được việc có ích. Nhưng khí hậu+nước+mùa  ngứa không mấy dễ chịu vẫn không làm tôi xót xa bằng câu nói vô tình của cô bán hàng khi biết tôi xa nhà hơn 500kim.”con mình cũng hơn 20 tuổi rồi mà chưa xa nhà dến 50 cây nhỉ” miệng cười nói nhưng nước mắt tôi như ứa ở trong lòng. Tôi không ghen tỵ gì với con gái họ, nhưng tự nhiên câu nói đó đã đánh thức một cái gì đó mềm yếu trong đứa con gái như tôi. Tôi đã cố quên, nhưng giờ nó lại vùng lên,tôi nhớ nhà kinh khủng. Có lẽ tôi là cô bé quá nhạy cảm,dù đó chỉ là lời nói, tôi muốn chạy về ôm mẹ thật chặt. Gọi điện về bảo “bé ở đây cũng vui “ mà sao nước mắt vẫn rươm rướm.Đôì chè ở Phú Thọ đẹp lắm, nhưng người ta bảo” người buồn cảnh có vui bao giờ” cũng đúng .Đã bao lần ngồi buồn, nhìn nó tôi khóc, nó vô tri nhưng như là một người bạn tri kỉ vậy.
Những bản công văn về các vụ TNLĐ vẫn được công ty thông báo dầy đủ để rút kinh nghiệm thì nó như cứa thêm1 nhát dao vào  nỗi sợ của tôi.Tôi sợ một ngày mình cũng giống họ. Như một đứa trẻ mất đi đồ chơi mình thích thì tiếc nuối,Tôi đã từng so sánh nếu như ngày ấy…nhưng giờ tôi không còn đường lui. Chân tôi đã lỡ bước trên con đường mới khá xa rồi. Tôi bế tắc thật sự,vẫn biết cuộc sống không bao giờ dễ dàng với ai cả, nhưng với một đứa con gái út quen sống trong sự che chở,đùm bọc như tôi thì nó như tăng lên gấp bội. Vẫn khoác lên mình chiếc áo của cô bé hay cười nhưng sao nụ cười đó giờ gượng gạo và không còn của cô bé vô tư nữa rồi
Có lẽ nỗi niềm đó vẫn ám ảnh tôi mãi nếu một ngày tôi ko nghe được câu chuyện của 2 người trực vận hành:
-Đêm giao thừa bạn bè rủ nhau đi xem bắn pháo hoa, trong khi mình lại phải đi xem tiếng phóng điện.
-Nghề mình tuy thiệt thòi nhưng trực để cho mọi người có điện ăn tết cũng có ý nghĩa lắm chứ.
Ừ, sao tôi suốt ngày kêu nghề này chán với bạn bè, mà không nghĩ được như vây nhỉ. Điện là ngành CN trọng điểm,muốn điện ổn định,lien tuc thì cũng cần những ngươi trực vận hành như mình lắm chứ. 
Tôi vẫn chạy mỗi khi đóng xong MC, vẫn đứng tròn mắt nhìn HQĐ khi người ta thao tác DCL. Nhưng tôi không nghe tiếng đóng MC khó chịu nữa,tôi đang tập làm quen dần với nó,tôi thấy yêu hơn bộ quần áo vàng nghề điện.Nghĩ cũng tức cười,con gái nghề khác,đi làm thì quần nọ, áo kia… ,còn con gái nghề này,đơn giản lắm , quần áo bảo hộ là xong, nên sau này anh nào lỡ rước cô thợ điện thì yên tâm khoản tiền quần áo nhé.Tôi phải nói vậy, vì người ta nhìn con gái thợ điện lạ lắm,kiểu”con gái mà làm điện ah:, hay “con gái thợ điện mạnh mẽ và khô khan lắm”. Ra đường có người trêu:”em ơi,có trèo được cột điện ko?”con bạn tôi lém lỉnh”nếu thấy yêu nghề thì vẫn trèo đươc” tôi phải ghé tai nó nói nhỏ”nhưng mà trèo cột nằm ngang chứ”.
Tôi là chúa sợ ma, mà trạm điện thì thường phải xây dựng ở nơi cao, địa bàn rông, xa dân để thuận tiện cho việc lắp đặt thiết bị và kéo dây và quan trọng là không gây nguy hiểm cho người dân khi họ không có những hiểu biết cần thiết về điện. Nên một đứa chưa dám xem phim kinh dị như tôi hoảng hốt như thế nào khi biết trạm mình xd gần nghĩa địa. Vì vậy nên thường con gái hay đi ngủ với gấu bông thì với tôi con dao để đầu giường là quan trọng nhất. Đó có phải là sự khác biệt không nhỉ ??
Hôm nay được diễn tập “cách cứu người bị điện giật” người thợ điện chính là một bác sĩ cưú người khi bị điện giật mà vinh dự ghê. Mọi người bảo tôi” em học chắc an toàn nhỉ- vì sợ mà- ai cũng cười “biết sợ là tôt”. Mà tại ai đó đã từng nói : Điện là những hạt li ti, rất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được có thể gây nguy hiểm cho mọi người, kể cả đảng viên ”Nghĩ thế tôi phì cười tối nay nhất định phải gọi cho bố để bảo” cô bé bờm của bố đã trở thành cô thợ điên rồi đó”