Ngành tài chính ngân hàng- Cơ hội công việc và thách thức

Ngân hàng là một trong những lĩnh vực hút nhiều nhân sự. Hiện thị trường tài chính Việt Nam có rất nhiều Ngân hàng lớn nhỏ tạo dựng lên thương hiệu và cạnh tranh. Đây lại là lĩnh vực đi liền với sự phát triển của kinh tế, kinh tế ngày càng đi lên thì hệ thống ngân hàng của đất nước càng lớn mạnh. Chính vì vậy, nhu cầu nhân lực và cơ hội làm việc của ngành Tài chính ngân hàng chỉ có xu hướng tăng chứ không có chỉ số giảm.
Tuy nhiên Tài chính ngân hàng lại là ngành vô cùng áp lực, nhất là những thời điểm cuối năm đòi hỏi người theo nghề phải có lòng yêu nghề và có sự gắn bó kiên trì. Đánh đổi với đó thì thu nhập của nghề này cũng được đánh giá tốt hơn so với mặt bằng chung.
Sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính - ngân hàng có cơ hội làm ở cả ba chuyên ngành hẹp: tài chính doanh nghiệp (ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty bảo hiểm, doanh nghiệp phi tài chính, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, đầu tư...); tài chính công (cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực công, Sở tài chính, Kho bạc nhà nước, cơ quan thuế...) và ngân hàng (các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB, ngân hàng thương mại, công ty cho thuê tài chính, công ty mua bán nợ...).
Ngành Taì chính– ngân hàng có 8 chuyên ngành:
Tín dụng ngân hàng,
Quản trị ngân hàng thương mại,
Tài chính ngân hàng, Quản trị đầu tư tài chính,
Thẩm định giá,
Thuế,
Tài chính – Bảo hiểm,
Phân tích tài chính doanh nghiệp
Ngành Tài chính – ngân hàng học những gì?
Sinh viên ngàn Tài chính ngân hàng được cung cấp kiến thức về lĩnh vực phân tích tài chính và đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong quá trình toàn cầu hóa; nắm bắt kiến thức vững chắc về thực hành các nghiệp vụ trong ngân hàng thương mại hiện đại, có chuyên môn sâu về phân tích, dự báo liên quan đến tài chính, tiền tệ nhăm đưa ra quyết định trong quản trị tài chính
Bên cạnh đó, người học còn được rèn luyện về bản lĩnh và khả năng tự nguyên cứu khi gặp vấn đề mới, đối đầu và ứng biến nhạy bén khi có rủi ro phát sinh liên quan đến tài chính, tiền tệ
Theo học ngành Tài chính ngân hàng, bạn được trang bị các môn cụ thể như: kinh tế vi mô, Nhập môn tài chính doanh nghiệp, Nguyên lý kế toán, Nguyên lý thống kê, Quản trị học, Phương pháp phân tích định lượng, Tài chính quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Thị trường tài chính, Tài chính công ty đa quốc gia,thẩm định tín dụng, Thanh toán quốc tế…
Cơ hội nghề nghiệp ngành Tài chính ngân hàng
Hệ thống tài chính - ngân hàng cạnh tranh và mở cửa là một trong những tiền đề hỗ trợ hiệu quả cho phát triển và tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là lý do khiến xu thế hội nhập quốc tế của ngành Ngân hàng ngày càng phổ biến và lan rộng.Vì vậy sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng SV có thể tự tin nắm giữ chìa khóa thành công trong những lĩnh vực Tài chính ngân hàng như có thể trở thành chuyên viên tín dụng ngân hàng, chuyên viên kế toán, kiểm toán, thanh toán, quản trị rủi ro tại các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, các bạn SV có thể trở thành chuyên gia tư vấn, quản lý danh mục đầu tư tại các công ty và quỹ đầu tư, có thể trở thành trưởng phòng, giám đốc tài chính (CFO) tại các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình.
Theo báo cáo của thị trường lao động, có 64,2% ngân hàng có nhu cầu tuyển dụng thêm nguồn nhân lực để thỏa mãn nhu cầu nhân sự chất lượng và đáp ứng những thời cơ mới của thị trường đưa ra. Đây là một tin vui cho ngành ngân hàng với nhu cầu nhân sự mới, là cơ hội hấp dẫn cho hàng ngàn cử nhân ngành tài chính ngân hàng hằng năm.
Theo dự báo của các chuyên gia tài chính, năm nay, nhu cầu nhân lực chất lượng cao của ngành tài chính ngân hàng khoảng 94.000 người, năm 2020 sẽ đạt con số gần 130.000 người. Sau thời gian nhu cầu nhân lực ngành ngân hàng phát triển nhanh chóng về số lượng, nhưng còn yếu kém về chất lượng, thời gian tới, các đơn vị tuyển dụng sẽ trở nên nghiêm khắc hơn, yêu cầu đội ngũ nhân sự phải có khả năng, kỹ năng bài bản