Ngân hàng là một trong những lĩnh vực hút nhiều nhân sự. Hiện thị trường tài chính Việt Nam có rất nhiều Ngân hàng lớn nhỏ tạo dựng lên thương hiệu và cạnh tranh. Đây lại là lĩnh vực đi liền với sự phát triển của kinh tế, kinh tế ngày càng đi lên thì hệ thống ngân hàng của đất nước càng lớn mạnh. Chính vì vậy, nhu cầu nhân lực và cơ hội làm việc của ngành Tài chính ngân hàng chỉ có xu hướng tăng chứ không có chỉ số giảm.
Tuy nhiên Tài chính ngân hàng lại là ngành vô cùng áp lực, nhất là những thời điểm cuối năm đòi hỏi người theo nghề phải có lòng yêu nghề và có sự gắn bó kiên trì. Đánh đổi với đó thì thu nhập của nghề này cũng được đánh giá tốt hơn so với mặt bằng chung.
Sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính - ngân hàng có cơ hội làm ở cả ba chuyên ngành hẹp: tài chính doanh nghiệp (ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty bảo hiểm, doanh nghiệp phi tài chính, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm, đầu tư...); tài chính công (cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực công, Sở tài chính, Kho bạc nhà nước, cơ quan thuế...) và ngân hàng (các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB, ngân hàng thương mại, công ty cho thuê tài chính, công ty mua bán nợ...).
Ngành Taì chính– ngân hàng có 8 chuyên ngành:
Tín dụng ngân hàng,
Quản trị ngân hàng thương mại,
Tài chính ngân hàng, Quản trị đầu tư tài chính,
Thẩm định giá,
Thuế,
Tài chính – Bảo hiểm,
Phân tích tài chính doanh nghiệp
Ngành Tài chính – ngân hàng học những gì?
Sinh viên ngàn Tài chính ngân hàng được cung cấp kiến thức về lĩnh vực phân tích tài chính và đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong quá trình toàn cầu hóa; nắm bắt kiến thức vững chắc về thực hành các nghiệp vụ trong ngân hàng thương mại hiện đại, có chuyên môn sâu về phân tích, dự báo liên quan đến tài chính, tiền tệ nhăm đưa ra quyết định trong quản trị tài chính
Bên cạnh đó, người học còn được rèn luyện về bản lĩnh và khả năng tự nguyên cứu khi gặp vấn đề mới, đối đầu và ứng biến nhạy bén khi có rủi ro phát sinh liên quan đến tài chính, tiền tệ
Theo học ngành Tài chính ngân hàng, bạn được trang bị các môn cụ thể như: kinh tế vi mô, Nhập môn tài chính doanh nghiệp, Nguyên lý kế toán, Nguyên lý thống kê, Quản trị học, Phương pháp phân tích định lượng, Tài chính quốc tế, Tài chính doanh nghiệp, Thị trường tài chính, Tài chính công ty đa quốc gia,thẩm định tín dụng, Thanh toán quốc tế…
Cơ hội nghề nghiệp ngành Tài chính ngân hàng
Hệ thống tài chính - ngân hàng cạnh tranh và mở cửa là một trong những tiền đề hỗ trợ hiệu quả cho phát triển và tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là lý do khiến xu thế hội nhập quốc tế của ngành Ngân hàng ngày càng phổ biến và lan rộng.Vì vậy sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính ngân hàng SV có thể tự tin nắm giữ chìa khóa thành công trong những lĩnh vực Tài chính ngân hàng như có thể trở thành chuyên viên tín dụng ngân hàng, chuyên viên kế toán, kiểm toán, thanh toán, quản trị rủi ro tại các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, các bạn SV có thể trở thành chuyên gia tư vấn, quản lý danh mục đầu tư tại các công ty và quỹ đầu tư, có thể trở thành trưởng phòng, giám đốc tài chính (CFO) tại các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình.
Theo báo cáo của thị trường lao động, có 64,2% ngân hàng có nhu cầu tuyển dụng thêm nguồn nhân lực để thỏa mãn nhu cầu nhân sự chất lượng và đáp ứng những thời cơ mới của thị trường đưa ra. Đây là một tin vui cho ngành ngân hàng với nhu cầu nhân sự mới, là cơ hội hấp dẫn cho hàng ngàn cử nhân ngành tài chính ngân hàng hằng năm.
Theo dự báo của các chuyên gia tài chính, năm nay, nhu cầu nhân lực chất lượng cao của ngành tài chính ngân hàng khoảng 94.000 người, năm 2020 sẽ đạt con số gần 130.000 người. Sau thời gian nhu cầu nhân lực ngành ngân hàng phát triển nhanh chóng về số lượng, nhưng còn yếu kém về chất lượng, thời gian tới, các đơn vị tuyển dụng sẽ trở nên nghiêm khắc hơn, yêu cầu đội ngũ nhân sự phải có khả năng, kỹ năng bài bản

Chọn theo nghề Du lịch sẽ giúp bạn nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, có điều kiện để di rất nhiều nơi và tạo dựng nhiều mối quan hệ.


Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, mỗi năm ngành Du lịch nước ta cần thêm khoảng 40.000 lao động, tuy nhiên số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành này chỉ là 15.000 người/năm. Chỉ riêng TP. Hồ Chí Minh, từ nay đến năm 2020, mỗi năm thành phố này cần đến 3.000 – 4.000. Đây chính là cơ hội lớn để các bạn sinh viên lên kế hoạch sở hữu thêm một tấm bằng Đại học ngành Du lịch.

Đặc thù đây là ngành tự do và không gò bó, bạn có thể sắp xếp hợp lý các công việc chính để làm thêm công việc liên quan đến Du lịch. Vì vậy, nếu sở hữu thêm một tấm bằng ngành Du lịch chắc chắn tương lai bạn sẽ rộng mở hơn, cơ hội nghề nghiệp đa dạng hơn. Tuy nhiên, đánh đổi lớn là du lịch nếu chọn nghề Hướng dẫn bạn sẽ phải đi nhiều, sẽ khó khăn nếu sau này bạn mong muốn một công việc ổn định .

Mức thu nhập cao cũng là điểm hấp dẫn để bạn đến với nghề Hướng dẫn viên du lịch. Mức lương của một Hướng dẫn viên du lịch dẫn tour khách nước ngoài tại Việt Nam dao động trong khoảng 15 – 30 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào năng lực và kinh nghiệm. Đó là chưa tính đến khoản tiền Tip từ khách du lịch.

Vì vậy, nếu lựa chọn học văn bằng 2 ngành du lịch, các bạn sinh viên nên hiểu đôi chút về nghề đã nhé:

Du lịch có những ngành nào cụ thể?

- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

- Việt Nam học (Hướng dẫn viên du lịch)

- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành,

- Quản trị khách sạn,

- Marketing,

- Thống kê kinh tế

- Quản trị kinh doanh du lịch

- QTKD (Hướng dẫn du lịch)

- QTKD (Quàn trị du lịch, khách sạn)

- QTKD (Hướng dẫn du lịch)

Sinh viên tốt nghiệp ngành du lịch có thể đảm nhận các vị trí

Hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp

Thuyết minh viên tại điểm

Nhân viên kinh doanh trong các bộ phận của công ty du lịch lữ hành: Chào bán tour, khai thác và thiết kế tour, điều hành và giám sát tour, tổ chức sự kiện,…

Tự tạo lập doanh nghiệp lữ hành mới với quy mô nhỏ.

Chuyên viên tư vấn tổ chức tour, tổ chức sự kiện, teambuilding,

Các công việc ở bộ phận: lữ hành, xúc tiến quảng bá du lịch, hợp tác quốc tế và bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch ở các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch (Tổng cục du lịch, Sở/phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch).

Tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về du lịch lữ hành.

TÌM CÔNG VIỆC NGÀNH DU LỊCH Ở ĐÂU?

Để có được một công việc trong ngành du lịch, chắc hẳn điều đầu tiên các bạn nghĩ đến là các doanh nghiệp du lịch lữ hành. Tiêu biểu có thể kể đến như vietravel.com, saigon-tourist.com, dulichviet.com.vn, viettourism.com, hanoitourist.vn, fiditour.com… hoặc các nhà hàng, khách sạn, resort, khu du lịch... Nếu muốn làm việc tại những nơi cụ thể mà bạn đã nhắm trước, hãy theo dõi website hoặc fanpage facebook của nó thường xuyên để không bỏ lỡ bất cứ tin tuyển nhân sự nào.

Bên cạnh đó, nếu bạn không muốn chờ đợi lâu thì hãy tìm việc tại các website đăng tin tuyển dụng chuyên nghiệp như jobstreet.vn, hoteljob.vn, mywork.com.vn, topcv.vn... hoặc các group việc làm ngành du lịch trên facebook.

Là một trong các ngành học thu hút nhiều thí sinh, đặc biệt là người giỏi ngoại ngữ. Ngành học Quan hệ Quốc tế đang mở ra nhiều cơ hội việc làm lý tưởng cho sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp bởi Việt Nam đã và đang trên đường hội nhập quốc tế sâu rộng.
Nhiệm vụ cơ bản của một chuyên viên Quan hệ quốc tế là giới thiệu hình ảnh của đơn vị ra với thế giới, với các trường, viện nghiên cứu và các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước; thiết lập, củng cố mối quan hệ, hợp tác quốc tế; đàm phán, xây dựng, bảo vệ để có những dự án quốc tế...
Làm việc tại vị trí nhân viên Quan hệ quốc tế bạn sẽ có khả năng thiết lập các mối quan hệ: xã giao, đàm phán, hợp tác quốc tế hay thiết lập mối quan hệ của mình, của đơn vị mình với các đối tác khác trong và ngoài nước.

Đây là ngành làm việc xuyên Quốc gia đòi hỏi phải giao tiếp tốt. Chính vì vậy ngành này yêu cầu các bạn thí sinh phải có niềm đam mê ngoại ngữ, khả năng hiểu biết rộng liên quan đến các vấn đề như văn hóa, xã hội, chính trị.

Ngành Quan hệ quốc tế học những gì?

Sinh viên theo học ngành Quan hệ quốc tế sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản về lịch sử - chính trị thế giới hiện đại; kiến thức về khoa học chính trị; những lý thuyết, trường phái cơ bản trong quan hệ quốc tế; kiến thức cơ bản về luật quốc tế;
Nắm vững chính sách đối ngoại của Việt Nam; hiểu biết về chính sách đối ngoại các nước lớn trên thế giới; kiến thức nền tảng về văn hóa-tôn giáo thế giới; kiến thức cơ bản về tổ chức và hoạt động của các tổ chức quốc tế.
Chọn ngành Quan hệ quốc tế sinh viên có thể tiếp cận với những môn học thú vị như: Lý thuyết an ninh quốc tế, Chích sách đối ngoại, Công tác ngoại giao, Đàm phán quốc tế, Phân tích sự kiện quốc tế,…

Học ngành quan hệ quốc tế ra trường sẽ làm gì?

Cử nhân Quan hệ quốc tế hoặc Quốc tế học có thể làm việc trong các cơ quan ngoại giao, từ Bộ Ngoại giao đến các đại sứ quán hoặc các văn phòng lãnh sự hoặc các đại diện thương mại của VN ở nước ngoài.
Làm việc tại các đại sứ quán hoặc văn phòng lãnh sự nước ngoài tại VN; làm đại diện cho các công ty, tập đoàn VN ở nước ngoài hoặc các tập đoàn, công ty nước ngoài tại VN.
Bên cạnh đó, cử nhân ngành này cũng có thể trở thành nhân viên quan hệ cộng đồng của các công ty, tức Quan hệ công chúng (PR).
Cử nhân ngành này cũng có thể công tác tại các phòng ban trong các trường Đại học về quan hệ quốc tế, đối ngoại hoặc hợp tác quốc tế và tại các ban quản lý các dự án quốc tế.

Học ngành Quan hệ quốc tế ra trường làm việc ở đâu?

Với các vị trí và loại hình công việc như trên, sinh viên tốt nghiệp ngành Quan hệ quốc tế có thể làm việc tại các đơn vị sau:
Các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến các Bộ, Ban, Ngành;
Các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam có quan hệ với nước ngoài, các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài và các công ty nước ngoài tại Việt Nam;
Các đơn vị báo chí, truyền hình;
Các viên nghiên cứu, các cơ sở giáo dục đại học, viện đào tạo chuyên môn..

Hiện nay, nhu cầu thiết kế kiến trúc sư cho các dự án khu đô thị và khu dân cư đang có xu hướng gia tăng. Kiến trúc sư chính là người chịu trách nhiệm thiết kế kiến trúc và quy hoạch các công trình.
Năm 2019, Kiến trúc đang được đánh giá là ngành cực HOT lương cao. Với mức lương trung bình của một sinh viên mới ra trường dao động khoảng từ 8tr-10tr. Kiến trúc sư có kinh nghiệm và trình độ có thể lên cấp quản lý với mức lương khoảng 1500$-3000$.

Công việc của một kiến trúc sư

Kiến trúc sư nghiên cứu: Nghiên cứu viên (làm cho các viện nghiên cứu, các tổ chức nghiên cứu, các trường cao đẳng, đại học)
       2. Tự thành lập doanh nghiệp
       3. Quy hoạch xây dựng
        Bao gồm các lĩnh vực:
Quy hoạch vùng: Dựa vào “ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội” của vùng được phê duyệt, kiến trúc sư quy hoạch xây dựng hệ thống phân bố dân cư, hệ thống các đô thị chính, khu công nghiệp, nông lâm nghiệp, các khu kinh tế đặc thù v.v… Kiến trúc sư quy hoạch vùng thiên về tư duy hệ thống, tư duy phân tích và dự đoán, ít tính tạo hình.
Quy hoạch đô thị: Kiến trúc sư bố trí, sắp đặt, tổ chức hệ thống không gian đô thị như: nơi ở, nơi làm việc, hệ thống đường giao thông, bến tàu, bến cảng v.v…
Thiết kế đô thị và thiết kế cảnh quan: Họ chính là các kiến trúc sư thiết kế “nội thất cho đô thị”. Tư duy thiên về tạo hình vật thể với tỷ lệ, vật liệu, màu sắc, hướng vận động và ý nghĩa của tất cả các yếu tố vật thể như: hình dáng công trình kiến trúc, khoảng trống, vật liệu nền hè, đường đi bộ, biển chỉ đường v.v…
Thiết kế công trình kiến trúc
Đây là công việc thu hút đông đảo kiến trúc sư nhất. Nếu thiết kế quy hoạch cần nhiều lao động tập thể thì thiết kế công trình lại đề cao năng lực cá nhân. Hình thức kiến trúc công trình phản ánh rõ tính cách, năng lực và gu thẩm mỹ của tác giả.
Từ nhu cầu, hoạt động của người sử dụng, kiến trúc sư vẽ ra sơ đồ công năng tổ chức các không gian tương ứng với hoạt động, rồi chọn bộ khung phù hợp cho không gian đó.
Kiến trúc sư công trình còn phải liên tưởng và vẽ ra mặt đứng của công trình, lựa chọn hình khối, vật liệu xây dựng cho công trình, cũng như hình dung và vẽ ra hình ảnh tương lai cho nó. Trong chuyên môn, người ta gọi là vẽ phối cảnh.
Thiết kế nội thất
Là trang trí bên trong công trình, thiết kế, lực chọn và bố trí không gian, vật dụng trong công trình. Kiến trúc sư nội thất có thẩm cảm tinh tế, khéo tay, tư duy với những đối tượng cụ thể. Kiến trúc sư nội thất đòi hỏi rất am hiểu tâm lý, sở thích, tính cách, thói
Quản lý dự án
Thực hiện các hồ sơ thiết kế quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, khái toán tổng mức đầu tư cho các Dự án đầu tư xây dựng.

Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư:

Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kiến trúc hoặc quy hoạch xây dựng do tổ chức hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp;
Có kinh nghiệm trong công tác thiết kế ít nhất 5 năm và đã tham gia thiết kế kiến trúc ít nhất 5 công trình hoặc 5 đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt;
Trong quá trình hoạt động nghề nghiệp không có vi phạm gây ra sự cố công trình;

Những kiến thức và kỹ năng quan trọng:

Kiến thức cứng (mang tính quyết định): nắm vững các nguyên lý thiết kế, nguyên ký cấu tạo để thiết kế các công trình kiến trúc, quy hoạch; đọc, hiểu và triển khai ý đồ, bản vẽ kỹ thuật đúng, đầy đủ, chính xác theo quy định (đặc biệt cần đối với kiến trúc sư chủ trì và triển khai thiết kế);
       Kiến thức mềm (mang tính bổ trợ): vật lý kiến trúc, hình họa, kinh tế xây dựng, kỹ thuật điện, nước
       Kỹ năng cứng: khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm tin học chuyên ngành: autocad, photoshop, 3D MAX, corel draw, powerpoint..
       Kỹ năng mềm: kỹ năng thuyết trình báo cáo; kỹ năng tư duy, quan sát , sáng tạo, chủ động trong công việc, kỹ năng làm theo nhóm, khả năng quản lý công việc; kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp.

Cơ hội làm việc tại nước ngoài của kiến trúc sư

Singapore, Nhật, các nước châu Á phát triển hiện thu hút rất nhiều kiến trúc sư từ nước ngoài, thậm chí những nước như Mỹ và châu Âu.

Cơ cấu nghề nghiệp trong năm 2019 có những thay đổi gì. Bạn đang đắn đo nên theo học trường nào hay học văn bằng 2 ngành gì để dễ kiếm việc trong tương lai. Ngoài việc chọn ngành học theo đam mê, các bạn học sinh sinh viên nên chú trọng đến thị trường nhu cầu việc làm của ngành đó. Học Trung cấp hay học Đại học không quan trọng, vấn đề là chúng ta học thế nào?Nếu thực sự yêu nghề, muốn gắn bó với nghề thì chắc chắn bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công.
Dưới đây là tổng hợp 5 nghành, nghề HOT nhất 2019 mà học xong không lo thất nghiệp

Ngành Marketing online

Cùng với sự bùng nổ của ngành công nghệ thông tin của các ông lớn hiện như Google, Facebook nhu cầu tiếp thị trực tuyến càng phát triển mạnh

Hiện nay những công ty quảng cáo, truyền thông tại Việt Nam đang ngày càng nhiều. Những xu hướng thay đổi kinh tế cũng như cách mà các nhà đầu tư đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cũng ngày một khác để có thể cạnh tranh với nhiều đối thủ.
Vì vậy những công ty ấy cần phải có một đội ngũ chuyên tiếp xúc với khách hàng, có những sáng tạo để tiêu thụ được sản phẩm. Ngành học Marketing đã và đang làm thỏa mãn những yêu cầu trên của các công ty. Quan trọng không kém là mức đãi ngộ của các công ty ấy thường rất cao tùy vào quy mô của công ty lớn hay nhỏ.
Không những vậy xu thế hòa nhập toàn cầu đang rất nóng nên ngành marketing chính là ngành dễ xin việc nhất hiện nay. Với những yêu cầu về trình độ tiếng Anh và những kĩ năng cơ bản bạn hoàn toàn có thể tìm cho mình một công việc ưng ý.

Thiết kế Đồ họa

Chỉ cần lướt qua một vài trang Web tìm kiếm việc làm như: Vietnamworks, Jobstreet, timviec nhanh.com…, có thể dễ dàng nhìn thấy râ nhiều thông tin tuyển dụng cho chị trí thiết kế Đồ họa với mức lương bình quân $500 – $800/ tháng đối với nhân viên, còn từ $1,000/tháng đối với những vị trí Trưởng phòng. Con số này quả là đáng mơ ước so với các ngành khác hiện nay.

Công nghệ thông tin - kỹ sư phần mềm

Chỉ cần máy tính là tâm điểm trong đời sống công việc và sinh hoạt của mọi người thì đất dụng võ của Kỹ sư phần mềm vẫn còn, bất chấp tình hình kinh tế". Tại Việt Nam, mức lương mà các kỹ sư phần mềm nhận được cũng khá cao so với các ngành nghề khác là từ 1.000 - 1.500 USD/tháng. Với những người ở vị trí giám sát, mức lương từ 3.000 USD hay 4.000 USD/tháng. Ngoài ra, những kỹ sư viết chương trình phần mềm đơn giản có thu nhập mỗi tháng khoảng từ 800 - 900 USD hay 1.200 USD.

Chắc mọi người vẫn còn nhớ tới anh Nguyễn Hà Đông - người tạo ra game siêu hot trên di động  (Flappy bird). Với sự thành công của mình, anh đã kiếm được số tiền mà nhiều người mơ ước lên tới 50.000$/ngày, mở ra một chân trời mới cho ngành công nghệ, game,... cho Việt Nam. Đây chỉ là 1 ví dụ điển hình về ngành công nghệ thông tin và bạn biết sự thành công, và tiền bạc mà nó đem lại rồi chứ.

Kỹ sư xây dựng

Công việc của một kỹ sư xây dựng là tư vấn xây dựng, thiết kế, tính toán kết cấu và thi công các công trình. Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong top những nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh ở khu vực Châu Á, trong đó, xây dựng kết cấu hạ tầng được đánh giá là nghề quan trọng của thời đại, chúng sẽ tạo ra nền tảng để các tiềm năng kinh tế phát triển theo. Do vậy, nếu theo học nghề kỹ sư xây dựng thì bạn sẽ chẳng cần phải lo về vấn đề thất nghiệp.

Nếu lựa chọn kỹ sư xây dựng, đòi hỏi bạn phải có nền tảng kiến thức cực kỳ chắc chắn. Bởi lẽ, nó rất cần thiết để đảm bảo sự vận dụng chính xác vào thực tế. Ngoài những kiến thức được học ở trường lớp, bạn nên trau dồi thêm ở nhiều sách vở cũng như từ những người đi trước.

Ngành điện cơ khí

Nhiều công ty cơ khí đang thiếu nguồn nhân lực, yêu cầu về ngành này cũng không cao. Không những vậy, cơ hội được đi xuất khẩu lao động sang các nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản… của các bạn cũng rất lớn.

Ngay từ giảng đường đại học, các nhà tuyển dụng đã tạo dựng sợi dây liên kết giữa nhà trường và công ty, mỗi khóa tốt nghiệp đều có những chỉ tiêu kí kết hợp đồng lao động. Thực trạng hiện nay, đa số lao động ở các nhà máy đều chưa qua đào tạo bài bản, nên ngành học này được xem là một gợi ý rất tốt dành cho những bạn yêu máy móc, lắp ráp.
Cơ hội việc làm cũng như nguy cơ thất nghiệp thấp hơn nhiều so với những ngành nghề khác. Bạn cũng có thể học trung cấp hay cao đẳng nghề đào tạo ngắn hạn nếu như muốn ra trường có ngay việc làm, không hẳn là cứ nhất thiết phải đào tạo đại học vì yêu cầu kinh nghiệm đối với ngành này là khá cao.

Ngành công nghệ ô tô hiện nay được xem như mục tiêu phát triển dài hạn của chính phủ Việt Nam trong xu thế công nghiệp hóa đất nước. Vì vậy, làm việc trong ngành kỹ công nghệ thuật ô tô đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn trẻ yêu kỹ thuật.
Công nghệ kỹ thuật ô tô là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực: cơ khí, tự động hóa, điện – điện tử và công nghệ chế tạo máy

Để theo đuổi nghề kỹ thuật oto và đạt được thành công

Để học tốt ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô trước tiên đòi hỏi bạn phải yêu công nghệ, thích sáng tạo và đặc biệt đam mê lĩnh vực ô tô. Kỹ sư ô tô sẽ làm việc tại các xưởng lắp ráp, bảo dưỡng ô tô trong điều kiện khá nặng nhọc nên bên cạnh đòi hỏi về sức khỏe, lòng đam mê sẽ giúp bạn vượt qua áp lực công việc, gắn bó và thành công với nghề.
Đồng thời, Công nghệ kỹ thuật ô tô luôn biến đổi không ngừng nên sự ham học hỏi là yếu tố không thể thiếu được. Bạn có thể vun đắp từ những thói quen thường ngày như sự mày mò, cập nhật kiến thức, ứng dụng công nghệ mới về lĩnh vực ô tô qua internet, sách, báo, tạp chí chuyên ngành... Bên cạnh đó, tư duy logic, tính cẩn thận và sự kiên trì là những tố chất cần thiết để mang lại thành công cho những ai đang nuôi dưỡng ước mơ trở thành một kỹ sư giỏi trong lĩnh vực ô tô này.

Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật Ôtô sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm các công việc như:

- Kiểm định viên tại các trạm đăng kiểm ôtô
- Cán bộ kỹ thuật trong các phòng kỹ thuật của các công ty nhà máy, xí nghiệp, các viện nghiên cứu thuộc chuyên ngành Cơ khí Độn lực và Công nghệ Ôtô
- Tính toán, thiết kế, quản lý, vận hành hoặc trực tiếp làm việc trên các dây chuyền lắp ráp, các nhà xưởng kỹ thuật ôtô
- Kỹ thuật viên tại các Trung tâm bảo dưỡng, sữa chữa; Kinh doanh và dịch vụ kỹ thuật ôtô
- Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp kinh doanh ôtô, máy động lực, phụ tùng ôtô
- Giảng dạy chuyên ngành Cơ khí ôtô
Không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam mà các tập đoàn ô tô lớn của nước ngoài đang đóng tại nước ta cũng đang trong cuộc chạy đua tìm kiếm nhân tài trong ngành này

Cơ hội mở rộng nghề kỹ thuật oto với nhiều lựa chọn du học

Du học ngành chế tạo ô tô tại Đức
Nền kinh tế Đức với ngành công nghiệp trụ cột và phát triển ổn định, rộng khắp. Và tất nhiên, sản xuất ô tô không nằm ngoài trọng tâm trên. Nước Đức là một trong những tên tuổi hàng đầu về sản xuất ô tô với 6 hãng xe hơi nổi tiếng là VW, Audi, BMW, Daimler, Porsche và Opel.
Hệ thống giáo dục đa dạng với 376 trường đại học, đại học chuyên ngành và đại học tổng hợp, bằng cấp chất lượng cao, Đức ngày càng trở thành môi trường học tập lý tưởng cho sinh viên quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ khí, kỹ thuật, ô tô.
Du học Nhật Bản với ngành công nghệ kỹ thuật ô tô
Là một đất nước văn minh và không kém phần hiện đại, sạch sẽ so với các nước Châu Âu, khi nói đến Nhật Bản người ta cũng nghĩ ngay đến điện tử và ô tô với biểu tượng là Toyota. Vậy không có lý do gì để từ chối du học ngành ô tô tại đất nước mặt trời mọc.
Công nghệ kỹ thuật ô tô là ngành thế mạnh và phổ biến tại Nhật nên bạn có thể dễ dàng tìm được các trường đại học trong lĩnh vực công nghệ ô tô. Môi trường đào tạo bài bản, thời gian thực hành nhiều cùng với tác phong chuyên nghiệp đã khiến Nhật Bản được nhiều sinh viên quan tâm lựa chọn làm điểm đến du học ngành này.
Chọn học ngành công nghệ kỹ thuật ô tô ở thời điểm hiện tại là một quyết định sáng suốt, đón đầu xu hướng nghề nghiệp tương lai

Địa chỉ đào tạo nghành công nghệ kỹ thuật ô tô có chất lượng và uy tín

Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang là địa chỉ tin cậy đào tạo nghề kỹ thuật oto. Sinh viên sẽ được trang bị bài bản kiến thức chuyên môn và được chú trọng thực hành nâng cao tay nghề, áp dụng kiến thức - kỹ năng về quy trình công nghệ và quản lý sản xuất ô tô vào thực tế tại hệ thống phòng thí nghiệm, thực hành và xưởng ô tô được đầu tư quy mô, hiện đại ngay tại trường.
Hàng năm nhà trường sẽ có những buổi kiến tập và tiếp xúc thực tế tại các xưởng lắp ráp, sửa chữa oto để sinh viên có cái nhìn tổng quát về ngành và công việ cụ thể. Sau khi ra trường sinh viên áp dụng được ngay những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng kỹ thuật để đảm đương công việc của kỹ sư Công nghệ kỹ thuật ô tô.


Sinh viên theo học ngành Sư phạm được miễn học phí đến năm 2021, theo quy định mới đây của Bộ Giáo dục và Đào tạo những đối tượng không phải đóng học phí từ nay đến năm 2021 gồm có: Học sinh tiểu học các trường công lập; học sinh, sinh viên theo học các chuyên ngành Sư phạm hệ chính quy đang theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập, theo chỉ tiêu đào tạo của Nhà nước.
Sinh viên ra trường làm trong ngành sư phạm tối thiểu trong thời gian 5 năm sẽ không phải trả khoản tín dụng học phí và sinh hoạt phí.
Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã ban hành Thông tư liên tịch 09, hướng dẫn các trường thực hiện Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021.

Theo đó, các đối tượng không phải đóng học phí bao gồm: Học sinh tiểu học các trường công lập; học sinh, sinh viên thuộc các ngành sư phạm hệ chính quy đang theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập, theo chỉ tiêu đào tạo của Nhà nước; người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học hiện tại. Các ngành chuyên môn đặc thù do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.


Sinh viên theo học ngành Sư phạm được miễn học phí đến năm 2021

Các đối tượng được miễn học phí gồm: Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng; trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo, trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo, trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định.

Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển; học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học; những học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo; sinh viên học chuyên ngành Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn; Sinh viên cao đẳng, đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh học các chuyên ngành trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử… cũng được miễn học phí.

Các đối tượng được hỗ trợ chi phí học tập có: Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ; trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, có nhiều đối tượng được miễn giảm học phí khác nữa. Trong đó, đối tượng được giảm 70% học phí gồm: Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường văn hóa - nghệ thuật công lập và ngoài công lập.

Học sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp. Danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định; Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền cũng được giảm 70% học phí.

Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm: Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên; Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc hộ cận nghèo theo quy định.
Được tạo bởi Blogger.